Đầu tiên, hãy nói đến hai thương hiệu chẳng mấy liên quan đến bóng đá: Khoai tây chiên Mister và Vodka Smirnoff. Cả hai thương hiệu ấy có điểm gì chung ?
Câu trả lời là: Đấy là hai nhà tài trợ chính thức của Man United.
Nhưng hai thương hiệu ấy tài trợ MU để làm gì ? Còn gì khác ngoài việc quảng bá thương hiệu của mình đến toàn thế giới một cách nhanh chóng trực tiếp nhất thông qua những Van Persie, Wayne Rooney hay Chicharito ?
Lẽ dĩ nhiên, để có được đặc quyền ấy, cả hai đã phải chi rất đậm cho CLB hùng mạnh nhất nước Anh.
Không chỉ hai thương hiệu trên, hiện nay có đến 30 thương hiệu khác trên khắp thế giới có vinh dự được làm nhà tài trợ chính cho Man United. Trong đó, phải kể đến DHL, Nike, Chervolet hay hãng cá cược BWIN.
Trong vòng 20 ngày đầu tiên của tháng 1 năm nay, đã có ba thương hiệu đình đám đến từ Châu Á gia nhập đội ngũ này. Thứ nhất, là thương hiệu lốp xe Multistrada. Kế đến là nước ngọt có gas Wahaha của Trung Quốc và Sơn Kansai của Nhật Bản.
Mỗi bản hợp đồng sẽ kéo dài 3 năm và có giá trị trong khoảng từ 1 đến 2 triệu bảng. Nhưng các điều khoản tài chính của nó có thể bị thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
Thoạt nghe, khoản tiền mà những hợp đồng này mang lại sẽ có vẻ chẳng thấm tháp vào đâu. Trên thực tế, giá trị thương hiệu của MU sẽ càng tăng lên bởi hình ảnh của họ sẽ xuất hiện ở khắp nơi trên toàn thế giới, thậm chí là ở bất kì lĩnh vực nào. Cùng với đó, giá trị thương hiệu của MU sẽ tăng lên nhanh chóng, và dĩ nhiên, những đối tác của họ cũng được lợi không kém.
Tất nhiên, để tăng cường khả năng quảng bá hình ảnh của mình, một số thương hiệu tài trợ cho MU chẳng hề được người Anh biết đến, nhưng vẫn cứ là đại diện cho họ ở một số khu vực nhất định.
Ví dụ như hai thương hiệu nước giải khát Wahaha ở Trung Quốc hay Kagome ở Nhật Bản. Những điều khoản tài chính của hai thương vụ này không được công khai nhằm giúp MU giữ giá cả cạnh tranh ở những khu vực khác.
Thậm chí, MU cũng có thể thu lợi ngay cả khi hợp đồng giữa họ với đối tác còn đến 1 năm nữa mới có hiệu lực bằng cách công khai rộng rãi thỏa thuận giữa họ với đối tác.
Thương vụ với Chervolet là một ví dụ điển hình. Khi mùa giải sắp tới bắt đầu, nó sẽ có giá trị 44 triệu bảng, và tăng dần qua từng năm với tổng giá trị 357 triệu bảng vào năm 2021. Một con số khủng khiếp. Nhưng trên thực tế, giá trị của nó còn vượt trên cả con số kia bởi với việc công bố thỏa thuận trước 1 năm, MU đã kiếm thêm được kha khá fan hâm mộ ở nước Mĩ !
Trong số những nhà tài trợ chính của MU, ta còn có thể kể đến DHL với việc thương hiệu này được xuất hiện trên áo tập của MU với giá 10 triệu bảng/năm, trong khi Nike sẽ phải bỏ ra 25,4 triệu bảng/năm để tài trợ đồ dùng thể thao cho CLB nước Anh.
Tuy nhiên, thế không có nghĩa là những thương hiệu này sẽ hoàn toàn yên tâm bởi với giá trị ngày càng tăng của mình, MU đang có ý định yêu sách những nhà tài trợ này về một bản hợp đồng có giá trị cao hơn trong tương lai. Thậm chí, họ vừa mua lại hợp đồng của chính DHL để tạo cơ hội cho một đối tác tiềm năng khác trong tương lại.
Sự thật là, đa phần những hợp đồng tài trợ cho MU chỉ ở mức thời gian 2 đến 3 năm, một khoảng thời gian đủ dài để họ quảng bá hình ảnh của mình đến những thị trường tiềm năng, và tìm kiếm những cơ hội khác nhiều giá trị hơn. Thương vụ ngắn ngủi với mạng di động Beeline ở Việt Nam là một ví dụ.
Có lẽ, một số cổ động viên MU sẽ thấy giá trị của CLB mình bị suy giảm khi có quá nhiều thương hiệu chẳng liên quan gì đến bóng đá lại xuất hiện trên bảng điện tử ở Old Trafford. Nhưng trên thực tế, dù cho họ đang phải gánh khoản nợ 400 triệu bảng của nhà Glazer, thì trong mắt nhiều chuyên gia kinh tế, MU là một ví dụ điển hình cho việc kiếm tiền từ bóng đá.
David Chattaway, chuyên gia của Brand Finance nhận xét:
“Trong tương lai, khi luật công bằng tài chính được áp dụng, các CLB sẽ phải kiếm tiền thông qua những bản hợp đồng thương mại, lĩnh vực mà MU đang đi tiên phong.”
“MU có một chiến lược rất thông minh. Họ không làm ăn với những thương hiệu có vấn đề về danh tiếng hay yêu cầu sự hợp tác lâu dài mà hướng tới những thương hiệu nổi tiếng trong từng khu vực để tăng cường tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới, hay tiếp tục gần gũi với lượng cổ động viên đã gầy dựng được.”
“Juventus đang mải miết đi theo những thương hiệu lớn với những giá trị lớn, ngược lại hoàn toàn với MU. Còn Barca và Real lại đang đuổi theo đội bóng nước Anh trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.”
Trong khi đó, MU vẫn đang tiếp tục chiến dịch của mình với những đối tác truyền thông trên toàn thế giới. Và đồng hành với những thành công trên sân cỏ, lợi nhuận mà họ có được vẫn sẽ tăng dần đều theo thời gian.
Thế mới biết, kiếm tiền như MU, mới là kiếm tiền thật sự.
Câu trả lời là: Đấy là hai nhà tài trợ chính thức của Man United.
Nhưng hai thương hiệu ấy tài trợ MU để làm gì ? Còn gì khác ngoài việc quảng bá thương hiệu của mình đến toàn thế giới một cách nhanh chóng trực tiếp nhất thông qua những Van Persie, Wayne Rooney hay Chicharito ?
Lẽ dĩ nhiên, để có được đặc quyền ấy, cả hai đã phải chi rất đậm cho CLB hùng mạnh nhất nước Anh.
Các cầu thủ MU xuất hiện trên bao bì Khoai tây chiên Mister. |
Không chỉ hai thương hiệu trên, hiện nay có đến 30 thương hiệu khác trên khắp thế giới có vinh dự được làm nhà tài trợ chính cho Man United. Trong đó, phải kể đến DHL, Nike, Chervolet hay hãng cá cược BWIN.
Trong vòng 20 ngày đầu tiên của tháng 1 năm nay, đã có ba thương hiệu đình đám đến từ Châu Á gia nhập đội ngũ này. Thứ nhất, là thương hiệu lốp xe Multistrada. Kế đến là nước ngọt có gas Wahaha của Trung Quốc và Sơn Kansai của Nhật Bản.
Mỗi bản hợp đồng sẽ kéo dài 3 năm và có giá trị trong khoảng từ 1 đến 2 triệu bảng. Nhưng các điều khoản tài chính của nó có thể bị thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
Thoạt nghe, khoản tiền mà những hợp đồng này mang lại sẽ có vẻ chẳng thấm tháp vào đâu. Trên thực tế, giá trị thương hiệu của MU sẽ càng tăng lên bởi hình ảnh của họ sẽ xuất hiện ở khắp nơi trên toàn thế giới, thậm chí là ở bất kì lĩnh vực nào. Cùng với đó, giá trị thương hiệu của MU sẽ tăng lên nhanh chóng, và dĩ nhiên, những đối tác của họ cũng được lợi không kém.
Những nhà tài trợ có mặt trên Website của MU. |
Tất nhiên, để tăng cường khả năng quảng bá hình ảnh của mình, một số thương hiệu tài trợ cho MU chẳng hề được người Anh biết đến, nhưng vẫn cứ là đại diện cho họ ở một số khu vực nhất định.
Ví dụ như hai thương hiệu nước giải khát Wahaha ở Trung Quốc hay Kagome ở Nhật Bản. Những điều khoản tài chính của hai thương vụ này không được công khai nhằm giúp MU giữ giá cả cạnh tranh ở những khu vực khác.
Thậm chí, MU cũng có thể thu lợi ngay cả khi hợp đồng giữa họ với đối tác còn đến 1 năm nữa mới có hiệu lực bằng cách công khai rộng rãi thỏa thuận giữa họ với đối tác.
Thương vụ với Chervolet là một ví dụ điển hình. Khi mùa giải sắp tới bắt đầu, nó sẽ có giá trị 44 triệu bảng, và tăng dần qua từng năm với tổng giá trị 357 triệu bảng vào năm 2021. Một con số khủng khiếp. Nhưng trên thực tế, giá trị của nó còn vượt trên cả con số kia bởi với việc công bố thỏa thuận trước 1 năm, MU đã kiếm thêm được kha khá fan hâm mộ ở nước Mĩ !
Chervolet đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để được hợp tác với MU. |
Trong số những nhà tài trợ chính của MU, ta còn có thể kể đến DHL với việc thương hiệu này được xuất hiện trên áo tập của MU với giá 10 triệu bảng/năm, trong khi Nike sẽ phải bỏ ra 25,4 triệu bảng/năm để tài trợ đồ dùng thể thao cho CLB nước Anh.
Tuy nhiên, thế không có nghĩa là những thương hiệu này sẽ hoàn toàn yên tâm bởi với giá trị ngày càng tăng của mình, MU đang có ý định yêu sách những nhà tài trợ này về một bản hợp đồng có giá trị cao hơn trong tương lai. Thậm chí, họ vừa mua lại hợp đồng của chính DHL để tạo cơ hội cho một đối tác tiềm năng khác trong tương lại.
DHL sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp tục hợp tác với MU. |
Sự thật là, đa phần những hợp đồng tài trợ cho MU chỉ ở mức thời gian 2 đến 3 năm, một khoảng thời gian đủ dài để họ quảng bá hình ảnh của mình đến những thị trường tiềm năng, và tìm kiếm những cơ hội khác nhiều giá trị hơn. Thương vụ ngắn ngủi với mạng di động Beeline ở Việt Nam là một ví dụ.
Có lẽ, một số cổ động viên MU sẽ thấy giá trị của CLB mình bị suy giảm khi có quá nhiều thương hiệu chẳng liên quan gì đến bóng đá lại xuất hiện trên bảng điện tử ở Old Trafford. Nhưng trên thực tế, dù cho họ đang phải gánh khoản nợ 400 triệu bảng của nhà Glazer, thì trong mắt nhiều chuyên gia kinh tế, MU là một ví dụ điển hình cho việc kiếm tiền từ bóng đá.
David Chattaway, chuyên gia của Brand Finance nhận xét:
“Trong tương lai, khi luật công bằng tài chính được áp dụng, các CLB sẽ phải kiếm tiền thông qua những bản hợp đồng thương mại, lĩnh vực mà MU đang đi tiên phong.”
“MU có một chiến lược rất thông minh. Họ không làm ăn với những thương hiệu có vấn đề về danh tiếng hay yêu cầu sự hợp tác lâu dài mà hướng tới những thương hiệu nổi tiếng trong từng khu vực để tăng cường tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới, hay tiếp tục gần gũi với lượng cổ động viên đã gầy dựng được.”
“Juventus đang mải miết đi theo những thương hiệu lớn với những giá trị lớn, ngược lại hoàn toàn với MU. Còn Barca và Real lại đang đuổi theo đội bóng nước Anh trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.”
Trong khi đó, MU vẫn đang tiếp tục chiến dịch của mình với những đối tác truyền thông trên toàn thế giới. Và đồng hành với những thành công trên sân cỏ, lợi nhuận mà họ có được vẫn sẽ tăng dần đều theo thời gian.
Thế mới biết, kiếm tiền như MU, mới là kiếm tiền thật sự.
Nguồn: Lê Thịnh - VTC.vn »
Thứ tư, 10:35, 30/1/2013
No comments:
Post a Comment