“Tôi không muốn nói một cách thô lỗ nhưng các bạn đã không còn là một mạng xã hội thông minh, vui vẻ nữa. Các bạn đã thay đổi. Rất nhiều”
Lo – rất nhiều nỗi loTrích lá thư chia tay Facebook của Eat24, một công ty kinh doanh trực tuyến. Eat24 đã thay lời hàng ngàn bạn trẻ bán hàng online nói lên bức xúc với trang mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Với hơn 1 tỉ người dùng, Facebook từng là kênh bán hàng “quyền lực” nhưng thân thiện với giới trẻ, bởi giá quảng cáo “mềm” và giao diện dễ sử dụng. Hàng loạt “fanpage” bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm… đã mọc lên và sống tốt nhờ Facebook. Nhưng sau mỗi lần thay đổi thuật toán, sự thân thiện của Facebook tuột dốc không phanh, khi lượng người tiếp cận được “fanpage” sút giảm.
Từ cột mốc 20% (số nhìn thấy nội dung “fanpage” bằng 20% lượng người theo dõi), Facebook “cắt” còn 12%. Lần giảm “tuyệt tình” nhất là từ 12% tụt xuống 6%, khiến hàng loạt chủ shop online điêu đứng. Với chính sách này, giả sử, “fanpage” của bạn có 1 triệu người theo dõi, thì chỉ có khoảng 20.000 có thể thấy các nội dung mà bạn đã đăng tải.
Vũ Minh (trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) tâm sự về đứa con cưng là shop Brezze.Store của mình: “Với mục tiêu phát triển lâu dài, mình đã đầu tư khá nhiều tiền để tăng “like” “fanpage” lên con số “khủng” là 165.000 lượt. Nhưng Facebook thay đổi thuật toán, khiến lượng khách hàng nhìn thấy sản phẩm mới của shop tụt giảm kinh khủng, chỉ còn từ 10.000 – 20.000 người. Số đơn hàng gần đây đã giảm 60%. Mỗi tháng mình phải chi 4 – 5 triệu đồng cho Facebook, chỉ để hiển thị bài viết đến đối tượng đã “like” “fanpage”. Chi phí để có hàng trăm ngàn “like” xem như bỏ đi!”.
Không chỉ lo lắng về lượng xem giảm, các bạn trẻ kinh doanh còn trăn trở khi giá quảng cáo tăng cao. Phương Liên (trường ĐH Luật Hà Nội, chủ một shop bán hạt mehi trị bệnh tiểu đường) chia sẻ: “Cùng số tiền 200.000 đồng, ngày trước, bài viết mình chạy quảng cáo trên Facebook sẽ đến được với 45 – 60.000 người. Trung bình, mỗi bài có 100 – 200 “like”, 50 – 60 “comment”, đặt 10 đơn hàng. Còn bây giờ, bài chỉ tới được 20.000 người, số “comment” lèo tèo. Có lúc, “bác Phây” định giá quảng cáo đắt đến mức, mình phải trả đến 3.000 đồng chỉ để mua một cú nhấp chuột xem bài viết. Doanh thu mấy tháng vừa qua đã giảm 50%”.
Lý do chính khiến Facebook giảm tương tác xuống 6% là muốn người kinh doanh online bỏ thêm tiền duy trì lượt hiển thị bài viết. Tình trạng “Facebook chật mà quảng cáo thì đông” là lý do thứ hai khiến giá cả đắt đỏ. Chuyên gia quảng cáo Facebook Trần Tiến Thức chia sẻ: “Nút “promote page” (thúc đẩy trang) lúc nào cũng treo lơ lửng trước mặt chủ “fanpage”, chỉ cần nhấn chuột và điền thông tin tài khoản thanh toán là xong. Vì quá dễ và thuận tiện nên ai cũng chạy được, làm “wall” của những người chơi luôn ứ đầy thông tin mời chào. Để tăng doanh thu và hạn chế quảng cáo xấu, Facebook đã giảm tương tác và tăng giá”.
Là trang mạng khổng lồ nắm cách tiếp cận 1/7 dân số thế giới, Facebook hoàn toàn có quyền sinh sát và đặt luật chơi. Dù có lo lắng nhưng trước khi tìm ra kênh bán hàng khác hiệu quả hơn, các bạn Vũ Minh, Phương Liên vẫn phải nạp tiền đều cho Facebook để nuôi công việc kinh doanh của mình.
Không chỉ lo lắng về lượng xem giảm, các bạn trẻ kinh doanh còn trăn trở khi giá quảng cáo tăng cao. Phương Liên (trường ĐH Luật Hà Nội, chủ một shop bán hạt mehi trị bệnh tiểu đường) chia sẻ: “Cùng số tiền 200.000 đồng, ngày trước, bài viết mình chạy quảng cáo trên Facebook sẽ đến được với 45 – 60.000 người. Trung bình, mỗi bài có 100 – 200 “like”, 50 – 60 “comment”, đặt 10 đơn hàng. Còn bây giờ, bài chỉ tới được 20.000 người, số “comment” lèo tèo. Có lúc, “bác Phây” định giá quảng cáo đắt đến mức, mình phải trả đến 3.000 đồng chỉ để mua một cú nhấp chuột xem bài viết. Doanh thu mấy tháng vừa qua đã giảm 50%”.
Lý do chính khiến Facebook giảm tương tác xuống 6% là muốn người kinh doanh online bỏ thêm tiền duy trì lượt hiển thị bài viết. Tình trạng “Facebook chật mà quảng cáo thì đông” là lý do thứ hai khiến giá cả đắt đỏ. Chuyên gia quảng cáo Facebook Trần Tiến Thức chia sẻ: “Nút “promote page” (thúc đẩy trang) lúc nào cũng treo lơ lửng trước mặt chủ “fanpage”, chỉ cần nhấn chuột và điền thông tin tài khoản thanh toán là xong. Vì quá dễ và thuận tiện nên ai cũng chạy được, làm “wall” của những người chơi luôn ứ đầy thông tin mời chào. Để tăng doanh thu và hạn chế quảng cáo xấu, Facebook đã giảm tương tác và tăng giá”.
Là trang mạng khổng lồ nắm cách tiếp cận 1/7 dân số thế giới, Facebook hoàn toàn có quyền sinh sát và đặt luật chơi. Dù có lo lắng nhưng trước khi tìm ra kênh bán hàng khác hiệu quả hơn, các bạn Vũ Minh, Phương Liên vẫn phải nạp tiền đều cho Facebook để nuôi công việc kinh doanh của mình.
Vượt “bão”
Để “sống” bằng bán hàng online, các bạn trẻ đã tìm mọi cách vượt qua “cơn bão” giảm tương tác và tăng giá quảng cáo. Vũ Minh nói: “Bên mình chuyển sang tạo trang web breezevn.com và làm S.E.O (search engine optimization, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Tiếp tới mình sẽ lập một kênh bán hàng qua YouTube”.
Thay vì đau đầu vì giá quảng cáo trên trời, Chí Đức (trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) chọn cách tập trung cải thiện chất lượng hàng và giữ chân khách cũ.
Cho đến nay, shop của Đức vẫn sống ổn. Bạn chia sẻ: “Cái gốc là ở sản phẩm. Sau đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tất cả thông tin người mua hàng đều được mình lưu lại. Hằng tháng, mình đăng ký dịch vụ gửi tin nhắn điện thoại, hoặc gửi tin bằng Zalo, Viber đến khách. Không gửi tin quảng cáo hay khuyến mãi, mình chỉ nhắn: “Shop chúc bạn có một ngày làm việc nhiều năng lượng”, hoặc: “Bạn nhớ dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày để có vóc dáng đẹp nhé!”.
Cho đến nay, shop của Đức vẫn sống ổn. Bạn chia sẻ: “Cái gốc là ở sản phẩm. Sau đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tất cả thông tin người mua hàng đều được mình lưu lại. Hằng tháng, mình đăng ký dịch vụ gửi tin nhắn điện thoại, hoặc gửi tin bằng Zalo, Viber đến khách. Không gửi tin quảng cáo hay khuyến mãi, mình chỉ nhắn: “Shop chúc bạn có một ngày làm việc nhiều năng lượng”, hoặc: “Bạn nhớ dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày để có vóc dáng đẹp nhé!”.
Vậy là khách cũ vẫn ghé shop đều đều, tỷ lệ mua hàng tăng. Thời gian tới, mình dự định cộng tác cùng các shop mỹ phẩm, giày dép vì dòng sản phẩm kinh doanh không cạnh tranh nhau, lại có thể hỗ trợ nhau cùng chăm sóc một lượng khách hàng, tiện cả đôi đường”.
Hiện đang quản lý shop Quà tặng pha lê, Trần Tiến Thức đưa ra lời khuyên: “Đừng nên đổ tiền quá nhiều vào Facebook! Các bạn hãy tạo ra dịch vụ thật có ích cho người mua, tận dụng hết các kênh truyền thông còn miễn phí.
Hiện đang quản lý shop Quà tặng pha lê, Trần Tiến Thức đưa ra lời khuyên: “Đừng nên đổ tiền quá nhiều vào Facebook! Các bạn hãy tạo ra dịch vụ thật có ích cho người mua, tận dụng hết các kênh truyền thông còn miễn phí.
Tín hiệu đáng mừng gần đây là trang Google Search cho xuất hiện “status”, photo, note của Facebook, thay vì chỉ tìm được tên “fanpage” như trước. Vậy nên các bạn cần đầu tư nội dung bài viết hay, chứa từ khóa quan trọng, đăng lên Facebook và Google+, rồi hẵng dùng quảng cáo để tăng tương tác.
Sau một thời gian, số người biết đến shop bằng bác “Gúc” sẽ cao hơn. Ngoài ra, những bạn bán quần áo, giày dép thì nên tạo “nhà” mới trên Instagram, Pinterest, những mạng đang được người trẻ ưa chuộng. Xu hướng sử dụng smart-phone tăng vọt nên hãy tận dụng các app như Zalo. Những kênh này còn ít cạnh tranh và chi phí thấp, ai làm sớm sẽ đi trước một bước rất xa”.
Sau một thời gian, số người biết đến shop bằng bác “Gúc” sẽ cao hơn. Ngoài ra, những bạn bán quần áo, giày dép thì nên tạo “nhà” mới trên Instagram, Pinterest, những mạng đang được người trẻ ưa chuộng. Xu hướng sử dụng smart-phone tăng vọt nên hãy tận dụng các app như Zalo. Những kênh này còn ít cạnh tranh và chi phí thấp, ai làm sớm sẽ đi trước một bước rất xa”.
Nguồn: http://infonet.vn/khi-facebook-khep-cua-lam-an-gioi-tre-xoay-huong-nao-post132324.info
No comments:
Post a Comment