Sử dụng cái miệng để "bỏ bùa" học viên, "diễn giả" Lê Chí Linh đã khiến người nghe bỏ tiền tham dự hết khóa học này đến khóa học khác.
Để có được thành quả như ngày hôm nay phải nói rằng, Lê Chí Linh không phải giỏi mà là rất giỏi, đặc biệt là khâu ăn nói.
Đúng theo chuyên ngành của anh là thuyết trình, thuyết phục người khác chỉ bằng cái miệng, nói và nói.
Tất nhiên, ngoài khâu ăn nói còn kèm theo vài chương trình khác nữa là thực hành nhưng đó là những chuyên đề phụ.
Đúng theo chuyên ngành của anh là thuyết trình, thuyết phục người khác chỉ bằng cái miệng, nói và nói.
Tất nhiên, ngoài khâu ăn nói còn kèm theo vài chương trình khác nữa là thực hành nhưng đó là những chuyên đề phụ.
"Chuyên gia"... không thi nổi qua môn
Qua xác minh, được biết Lê Chí Linh (25 tuổi) xuất thân quê Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nghèo, cha mất, mẹ một mình nuôi con ăn học.
Ý thức được cái nghèo, cảnh khổ nên Linh cố gắng học và Linh là học sinh khá ở trường quê. Sau đó, Linh thi đậu vào Đại học Công nghiệp TP HCM, ban đầu chọn ngành ô tô nhưng gần 1 năm học thấy không phù hợp nên Linh đã nghỉ ngang giữa chừng.
Tiếp sau, Linh chuyển sang học ngành quản trị kinh doanh niên học 2007-2011 nhưng cũng bỏ cuộc giữa chừng, ra trường nhưng chưa tốt nghiệp, không bằng cấp.
Thường lấy bản thân ra làm “mẫu” để thuyết phục sinh viên, học viên và kể cả nhân viên công ty, Lê Chí Linh “khoe” mình tuy chưa tốt nghiệp đại học nhưng không vì thế mà không thành công trong cuộc sống.
Linh thường đặt ra câu hỏi với các bạn sinh viên rằng, “giữa 1 người có nhiều bằng cấp nhưng không làm được việc, còn người không bằng cấp mà làm được việc thì công ty tuyển chọn ai?”. “Đương nhiên là công ty chọn người làm được việc” – Linh trả lời luôn.
Bảng điểm của Lê Chí Linh
Linh khẳng định với mọi người, chỉ cần kiến thức chứ không cần bằng cấp nên trong thời gian học ở trường chỉ tập trung học giỏi các môn chuyên ngành như quản trị, kinh doanh điểm 10 còn lại các môn đại cương hay các môn khác thì không quan trọng, chưa cần thiết.
Thực chất, trong bảng điểm Linh có chỉ có hai môn cuối năm đạt trên 9 là môn quản trị văn phòng và thương mại điện tử, đa phần các môn còn lại chỉ ở mức trung bình.
Đặc biệt, môn Anh văn Linh thi chỉ có 4 điểm, và các môn chuyên ngành khác thì dưới trung bình hoặc điểm 0 (có thể do bỏ thi).
Theo tìm hiểu, ban đầu khi vào trường đại học Linh còn học được, nhưng càng về sau sức học càng đuối và dần dà Linh chấp nhận bỏ học hẳn vào khoảng học kì 1 (năm 2010).
Điều đáng nói, vào ngày 24/02/2011, Lê Chí Linh bị đình chỉ học 1 năm do nhờ bạn cùng lớp thi hộ.
Ứng với khoảng với thời gian nói trên, Lê Chí Linh cho rằng, năm 2007 – 2009 mình đảm nhận vị trí là Giám đốc Kinh doanh Hệ thống phòng vé máy bay Vietsky (www.ve24h.vn); Năm 2009 – 2010 là Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Công nghệ Quang Đạt.
Từ năm 2010 đến nay, anh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Phát Triển Tài Năng Trẻ NTG (tên thường gọi là Tổ chức giáo dục Kỹ năng sống Người Khổng Lồ) ; Trainer - huấn luyện Khóa Học “Người Khổng Lồ”...
Nói về trường hợp Linh có mang "quân" hai lần đến thuyết trình tại Trường Đai học Công nghiệp TPHCM (Q.Gò Vấp) - nơi Linh từng theo học - một giáo viên thuộc Văn phòng quản lý sinh viên cho biết, việc này là có thật, nhưng khi hỏi giấy tờ hợp lệ để vào trường thuyết giảng thì hầu như không ai có một tấm giấy lận lưng nào.
Chúng tôi đã cho đuổi đi và dặn sinh viên đừng tin vào những lời rủ rê đường mật của họ.
Có thể nói rằng, với kiến thức học được tại trường phần nào về các môn chuyên ngành như quản trị văn phòng, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử...
Linh đã tận dụng được thế mạnh của Internet nên đã phát huy thế mạnh quảng cáo tên tuổi, thương hiệu của mình trên đó, lôi cuốn dư luận đặc biệt là thu hút được giới trẻ, với các thủ thuật quay video tung lên mạng Youtube hoặc chụp hình đưa lên facebook, các trang web cá nhân hay công ty như www.nguoikhonglo.vn, www.hanhtrangvaodoi.vn, www.ntg.vn, www.facebook.com/nguoikhonglo168
Các trang này luôn có sức hút các bạn trẻ bởi chủ nhân của nó biết cách dùng ngôn ngữ, sử dụng những từ ngữ đẹp và đặc biệt hấp dẫn khiến những người nhẹ dạ cả tin, dễ nhầm lẫn, bị cuốn hút...
Trước đây, Lê Chí Linh dùng từ “chuyên gia” để nói về mình nhưng do bị nhiều luồng dư luận phản ánh nên đã đổi thành “diễn giả” Lê Chí Linh.
Được biết, khi gọi danh xưng chuyên gia phải là người cần hội đủ các yếu tố như kiến thức chuyên sâu về lý thuyết lẫn kinh nghiệm; Kỹ năng thành thục để sẵn sàng triển khai công việc thực tế; Có thành tựu được ghi nhận.
Người được công nhận là chuyên gia thường có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực của mình hoặc được trải qua các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên biệt… Điều này có lẽ “quá sức” với Linh nên anh ta chính thức bỏ danh từ này.
Mạo danh để trục lợi
Ngoài vấn những vấn đề lùm xùm nói trên, công ty NTG bị tố mạo danh người khác để trục lợi, nạn nhân là thầy giáo hotboy nổi tiếng Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.
Và sau đó, giám đốc Lê Chí Linh đã có thư chính thức xin lỗi thầy giáo Hiếu, trích nguyên văn như sau:
“Trước tiên cho Linh gửi lời xin lỗi đến Thầy Hiếu bởi dù sao cũng là lỗi của Linh và NKL (Người Khổng Lồ) đã không huấn luyện và quản lý tốt học trò, cộng tác viên của mình, thì đó là lỗi của mình, nếu làm tốt thì đã không có chuyện này xảy ra, nên Linh thay mặt Ban lãnh đạo NKL và bản thân Linh xin lỗi thầy Hiếu vì đã làm ảnh hưởng tới thầy Hiếu. Linh cũng không giải thích bởi điều đó không có ý nghĩa khi vi phạm, mà Linh sẽ thể hiện điều đó bằng hành động của NKL”.
Còn trong đơn tố cáo Lê Chí Linh với hành vi lừa đảo, N.M.T (quê Long An) cho biết, vào năm 2011 T. có quen biết Linh qua khóa học tại Cty CP Phát triển tài năng trẻ tư duy mới (lúc này trụ sở đặt tại 214, Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TPHCM, sau đó mới dời về 35 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp - PV).
Thời điểm đó, Lê Chí Linh là giám đốc, Linh cho biết công ty đang có vốn điều lệ công ty 2 tỷ đồng, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng. nếu mua nhiều thì đứng tên trong cổ đông sáng lập của công ty và sẽ được chia cổ tức hàng tháng...
Thời điểm đó, Lê Chí Linh là giám đốc, Linh cho biết công ty đang có vốn điều lệ công ty 2 tỷ đồng, mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng. nếu mua nhiều thì đứng tên trong cổ đông sáng lập của công ty và sẽ được chia cổ tức hàng tháng...
Đến ngày 5/12/2011 anh T. mua tất cả 10.000 cổ phiếu và nộp cho Lê Chí Linh 100.000.000 đồng. Linh bổ sung anh T. vào danh sách cổ đông sáng lập công ty và xác nhận anh T. có 5% vốn góp công ty.
Đến cuối năm 2011, Linh nói rằng, cần tăng vốn góp công ty lên thành 10 tỷ đồng, như vậy anh T. phải nộp thêm 15 triệu đồng (tương ứng với 5% phần tăng vốn công ty). Nếu anh T. không chấp thuận thì sẽ thành cổ đông bình thường không còn là cổ đông sáng lập nữa. Và anh T. đã đồng ý.
Đến giữa tháng 2/2012, Linh yêu cầu anh T. nộp thêm 10 triệu đồng với lý do, huy động vốn của các cổ đông sau 3 tháng sẽ gửi trả lại. Thấy không ổn nên anh T. không đóng khoản tiền này.
Như vậy, anh T. tham gia góp vốn vào công ty với số tiền tổng cộng là 115 triệu đồng.
"Thế nhưng trong quá trình này Linh không hề chia cổ tức cho tôi với lý do là lấy phần tiền này để tái đầu tư cho công ty. Đến tháng 4/2012, Linh thông báo rằng, tôi không còn là cổ đông sáng lập viên của công ty nữa và công ty đang còn nợ hơn 526 triệu đồng. Nếu tôi muốn rút khỏi công ty thì phải thanh toán số tiền là 25 triệu đồng (tương đương 5% số tiền nợ của công ty).
"Thế nhưng trong quá trình này Linh không hề chia cổ tức cho tôi với lý do là lấy phần tiền này để tái đầu tư cho công ty. Đến tháng 4/2012, Linh thông báo rằng, tôi không còn là cổ đông sáng lập viên của công ty nữa và công ty đang còn nợ hơn 526 triệu đồng. Nếu tôi muốn rút khỏi công ty thì phải thanh toán số tiền là 25 triệu đồng (tương đương 5% số tiền nợ của công ty).
Anh T. tố cáo tiếp, lợi dụng sự không hiểu biết về hoạt động của công ty, Lê Chí Linh giải thích với các cổ đông không rõ ràng, không trung thực về vốn điều lệ của công ty.
"Thật ra vốn điều lệ của công ty là vốn ảo do Lê Chí Linh tự đặt ra và đăng ký với Sở Kế hoạch & Đầu tư, chứ Linh không hề góp đồng vốn nào vào, nâng vốn khống nhằm chiếm đoạt tiền của tôi" - anh T. bức xúc.
"Thật ra vốn điều lệ của công ty là vốn ảo do Lê Chí Linh tự đặt ra và đăng ký với Sở Kế hoạch & Đầu tư, chứ Linh không hề góp đồng vốn nào vào, nâng vốn khống nhằm chiếm đoạt tiền của tôi" - anh T. bức xúc.
Lê Chí Linh tự đặt cho mình mức lương 40 triệu đồng/tháng. Linh thông báo với mọi người về việc tự ý mở chi nhánh tại Đà Nẵng bị thua lỗ, việc Linh thành lập chi nhánh không được thông qua Hội đồng quản trị và tôi không hề hay biết.
"Gần đây tôi có yêu cầu Linh phải tổ chức cuộc họp đề xuất trả tiền lại cho tôi số tiền mà Linh chiếm đoạt, Linh chẳng những không trả mà còn có thái độ thách thức, tôi nhiều lần tìm gặp Linh nhưng anh ta cố tình lẫn tránh" - anh T nói.
PV VTC News tìm hiểu, ngoài trường hợp anh T., chúng tôi cũng đã ghi nhận rất nhiều bạn trẻ, đa phần là sinh viên, cũng bị rơi vào hoàn cảnh của a T. Số tiền các bạn hiện vẫn còn lưu tại công ty NTG lên đến cả tỷ đồng.
Có những bạn sinh viên buộc phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền trả nợ vì vay tiền nóng, đóng lãi hàng tháng nhưng vì bị Linh lừa, làm việc cho công ty nhưng không hề có lương nên không có tiền để trả.
Những quy định "quái"
Bạn T.Q.G - sinh viên Trường ĐH Công nghiệp cho biết, sau khi tìm hiểu thông tin lên mạng thấy hay hay nên có đăng ký mua vé tham gia buổi hội thảo do diễn giả Lê Chí Linh thuyết trình. Sau đó bị chinh phục bởi phong cách, và ấn tượng với diễn giả nên quyết định tham gia khóa học Người Khổng Lồ.
Do số tiền đóng quá cao, 3.990.000 đồng, cho một khóa học trong 2 ngày nên G. phải đi mượn tiền của nhiều người.
Được tham gia vào khóa học chính, học liên tục 12h/ngày song theo G. khóa học chẳng có gì đặc biệt. Ngoài việc huấn luyện cách ăn nói, thuyết phục người khác, lên dây cót tinh thần, kèm theo đó là vài khóa dã ngoại gần trung tâm thành phố.
Sau khóa học Người Khổng Lồ đầu tiên, Lê Chí Linh có một khóa học nâng cao với tên gọi là Người Khổng Lồ - Đặc biệt, với học phí bằng giá phí trước (3.990.000 đồng/khóa).
Với cách thuyết phục, đã học được một khóa học đầu thì phải có khóa học thứ hai với những nội dung phong phú, hấp dẫn, có nhiều điều hay mới và lạ hơn khóa đầu.
Dù không muốn học tiếp nữa, nhưng qua cách thuyết phục và lời hứa sẽ được nhận vào công ty làm việc nếu đã "tốt nghiệp" hai khóa học đạt yêu cầu và nếu ai không có tiền, công ty chỉ lấy tiền cọc 500.000 đồng, sau khi học xong sẽ ở lại công ty làm công trừ nợ dần dần nhiều học viên đã cố để hoàn thành nốt chương trình.
Khóa học đặc biệt thứ 2, theo lời kể của G. nội dung bao gồm nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao, nhận biết giá trị bản thân, nhận biết giá trị gia đình được học trong vòng 2 ngày 1 đêm. Các khoản ăn trưa và tất cả các chi phí khác như bằng chứng nhận, ảnh lưu niệm... học viên phải đóng thêm tiền.
"Quả thật khóa học có ảnh hưởng rất lớn đối với em cũng như các bạn cùng khóa nhưng ảnh hưởng đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn" - G. chia sẻ. "Tiền chúng em đi vay đi mượn, khi lâm trong cảnh vay mượn thì mấy anh chị lại nói rằng đó chính là cơ hội để em tập xoay sở với cuộc sống, sau này nếu có biến cố gì thì tụi em cũng có thể giải quyết được" - G. nói tiếp.
"Ngay bây giờ em cũng không biết tại sao mình lại mù quáng như vậy, cái mà em bị thu hút đó chính là họ đánh quá đúng tâm lý của sinh viên, đó là muốn làm xây dựng được tương lai vững chắc, hoàn thiện bản thân để ra đời sống mà sống", G. nói.
Chia sẻ với PV VTC News, G. rất đau khổ cho biết, không dám nói với ba mẹ mà chỉ biết nhịn ăn, tiết kiệm để dành tiền mà trả nợ. Nhiều khi tiền ba mẹ gửi vừa rút ra đã trả nợ hết bạn bè, trong túi chỉ còn 50.000 đồng để ăn trong vòng... 1 tháng.
"Cái cảm giác đói khiến em sợ mỗi khi nghĩ đến, nhiều ngày em phải ăn bột đậu xanh, uống nước lã vì tiền đâu nữa mà ăn. Có bữa em còn phải đi hiến máu ở kí túc xá để lấy có thêm tiền 50.000 đồng và 3 hộp sữa Ông Thọ để duy trì thêm cuộc sống. Em đã trải qua cuộc sống kéo dài vài tháng đói khát kinh khủng.
Lần đầu tiên trong đời, em biết đến đói đến mờ mắt đó anh ạ! Trong túi không còn lấy một xu, em thà chịu đói còn hơn là xù nợ bạn bè để nhân cách của mình bị coi thường, tự làm tự chịu nên em cũng không dám nói với ba mẹ, cũng may em xoay xở được sau mấy tháng và cũng trả hết được nợ nần nhờ Tết về nhà có tiền lì xì. Hồi ức đó là hồi ức quá kinh khủng, mọi chuyện như đảo lộn hết", G. tâm sự trong nước mắt.
G.làm ở đó gần một tháng và số tiền G. nợ càng lớn vì phải đóng tiền phạt khi vi phạm nội quy. Số tiền phạt rất lớn, có học viên nộp đến 400.000 - 500.000 đồng do đi họp trễ, cái đó NTG gọi là kỷ luật. Có sinh viên đã từng đóng đến 1 triệu đồng tiền phạt do trễ hạn báo cáo...
"Hầu hết nhân viên đều là sinh viên và họ đều mắc nợ và nợ số tiền không hề nhỏ. Nhân viên làm càng lâu năm thì tiền họ nợ bên ngoài càng nhiều, có trường hợp lên hàng chục triệu đồng. Còn nhân viên mới vào thì khoảng 3 - 5 triệu đồng.
Làm ở NTG phải chấp nhận tiền phạt nhiều hơn tiền lương. Tiền lương không cố định mà làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, làm ở NTG luôn được truyền động lực nên làm việc mà không biết đến thế giới bên ngoài" - G. kể.
Làm tại công ty NTG, nếu nhân viên hướng dẫn, giới thiệu bất kỳ ai vào công ty mua vé dự hội thảo hay tham gia khóa học thì được hưởng 10-15%/lần. Tiếp đó là các chương trình khác tùy theo mức giá nhiều ít mà đưa ra mức "hoa hồng" tương ứng hay thỏa thuận.
Bên cạnh đó, quy định của công ty NTG rất "quái", đó là các mức phạt như cấm nghe điện thoại, không được yêu người trong công ty, đi trễ một phút cũng bị phạt, nói chuyện cũng phạt... với giá phạt tùy theo trường hợp.
"Có trường hợp bị phạt đến con số hàng triệu đồng cộng với tiền nợ học phí nên nhiều bạn sinh viên phải nghĩ đến trường hợp mời gọi, kêu gọi lôi kéo bạn bè, người thân vào tham gia hội thảo hoặc khóa học để lấy tiền hoa hồng, lấy tiền phần trăm trả nợ cho công ty. Và cứ thế, người này lôi kéo người khác vào học và phục vụ cho Lê Chí Linh và công ty NTG mà không có một đồng bạc nào ngoài vấn đề "tinh thần ảo" được đẩy lên" - một sinh viên tên P. nói.
"Việc học tập bị bỏ dở, các mối quan hệ bạn bè cũng cách xa, các nhân viên Người Khổng lồ chỉ tập trung làm để mong mình ngày càng hoàn thiện, kĩ năng lôi kéo học viên càng ngày càng tốt để có tiền trả nợ" - G. nói.
G. chia sẻ tiếp: "Sau khi lâm vào bế tắc và nhận thấy việc mình làm vô giá trị, em đã quyết định nghỉ. Em cũng có một người bạn làm nhân viên, cũng sinh viên năm nhất giống em và nợ đến 10 triệu đồng và đã nghỉ học tránh nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều bạn học viên khác đang mang nợ với công ty.
Em thấy anh chị trong NTG đang bị lợi dụng một cách trắng trợn nhưng họ vẫn rất mê muội, họ mê muội bởi họ khao khát thành công, khao khát làm điều lớn lao, khao khát hoàn thiện bản thân".
Nguồn: VTC.vn
Bạn T.Q.G - sinh viên Trường ĐH Công nghiệp cho biết, sau khi tìm hiểu thông tin lên mạng thấy hay hay nên có đăng ký mua vé tham gia buổi hội thảo do diễn giả Lê Chí Linh thuyết trình. Sau đó bị chinh phục bởi phong cách, và ấn tượng với diễn giả nên quyết định tham gia khóa học Người Khổng Lồ.
Do số tiền đóng quá cao, 3.990.000 đồng, cho một khóa học trong 2 ngày nên G. phải đi mượn tiền của nhiều người.
Được tham gia vào khóa học chính, học liên tục 12h/ngày song theo G. khóa học chẳng có gì đặc biệt. Ngoài việc huấn luyện cách ăn nói, thuyết phục người khác, lên dây cót tinh thần, kèm theo đó là vài khóa dã ngoại gần trung tâm thành phố.
Sau khóa học Người Khổng Lồ đầu tiên, Lê Chí Linh có một khóa học nâng cao với tên gọi là Người Khổng Lồ - Đặc biệt, với học phí bằng giá phí trước (3.990.000 đồng/khóa).
Với cách thuyết phục, đã học được một khóa học đầu thì phải có khóa học thứ hai với những nội dung phong phú, hấp dẫn, có nhiều điều hay mới và lạ hơn khóa đầu.
Dù không muốn học tiếp nữa, nhưng qua cách thuyết phục và lời hứa sẽ được nhận vào công ty làm việc nếu đã "tốt nghiệp" hai khóa học đạt yêu cầu và nếu ai không có tiền, công ty chỉ lấy tiền cọc 500.000 đồng, sau khi học xong sẽ ở lại công ty làm công trừ nợ dần dần nhiều học viên đã cố để hoàn thành nốt chương trình.
Khóa học đặc biệt thứ 2, theo lời kể của G. nội dung bao gồm nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao, nhận biết giá trị bản thân, nhận biết giá trị gia đình được học trong vòng 2 ngày 1 đêm. Các khoản ăn trưa và tất cả các chi phí khác như bằng chứng nhận, ảnh lưu niệm... học viên phải đóng thêm tiền.
"Quả thật khóa học có ảnh hưởng rất lớn đối với em cũng như các bạn cùng khóa nhưng ảnh hưởng đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn" - G. chia sẻ. "Tiền chúng em đi vay đi mượn, khi lâm trong cảnh vay mượn thì mấy anh chị lại nói rằng đó chính là cơ hội để em tập xoay sở với cuộc sống, sau này nếu có biến cố gì thì tụi em cũng có thể giải quyết được" - G. nói tiếp.
"Ngay bây giờ em cũng không biết tại sao mình lại mù quáng như vậy, cái mà em bị thu hút đó chính là họ đánh quá đúng tâm lý của sinh viên, đó là muốn làm xây dựng được tương lai vững chắc, hoàn thiện bản thân để ra đời sống mà sống", G. nói.
Chia sẻ với PV VTC News, G. rất đau khổ cho biết, không dám nói với ba mẹ mà chỉ biết nhịn ăn, tiết kiệm để dành tiền mà trả nợ. Nhiều khi tiền ba mẹ gửi vừa rút ra đã trả nợ hết bạn bè, trong túi chỉ còn 50.000 đồng để ăn trong vòng... 1 tháng.
"Cái cảm giác đói khiến em sợ mỗi khi nghĩ đến, nhiều ngày em phải ăn bột đậu xanh, uống nước lã vì tiền đâu nữa mà ăn. Có bữa em còn phải đi hiến máu ở kí túc xá để lấy có thêm tiền 50.000 đồng và 3 hộp sữa Ông Thọ để duy trì thêm cuộc sống. Em đã trải qua cuộc sống kéo dài vài tháng đói khát kinh khủng.
Lần đầu tiên trong đời, em biết đến đói đến mờ mắt đó anh ạ! Trong túi không còn lấy một xu, em thà chịu đói còn hơn là xù nợ bạn bè để nhân cách của mình bị coi thường, tự làm tự chịu nên em cũng không dám nói với ba mẹ, cũng may em xoay xở được sau mấy tháng và cũng trả hết được nợ nần nhờ Tết về nhà có tiền lì xì. Hồi ức đó là hồi ức quá kinh khủng, mọi chuyện như đảo lộn hết", G. tâm sự trong nước mắt.
G.làm ở đó gần một tháng và số tiền G. nợ càng lớn vì phải đóng tiền phạt khi vi phạm nội quy. Số tiền phạt rất lớn, có học viên nộp đến 400.000 - 500.000 đồng do đi họp trễ, cái đó NTG gọi là kỷ luật. Có sinh viên đã từng đóng đến 1 triệu đồng tiền phạt do trễ hạn báo cáo...
"Hầu hết nhân viên đều là sinh viên và họ đều mắc nợ và nợ số tiền không hề nhỏ. Nhân viên làm càng lâu năm thì tiền họ nợ bên ngoài càng nhiều, có trường hợp lên hàng chục triệu đồng. Còn nhân viên mới vào thì khoảng 3 - 5 triệu đồng.
Làm ở NTG phải chấp nhận tiền phạt nhiều hơn tiền lương. Tiền lương không cố định mà làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, làm ở NTG luôn được truyền động lực nên làm việc mà không biết đến thế giới bên ngoài" - G. kể.
|
Bên cạnh đó, quy định của công ty NTG rất "quái", đó là các mức phạt như cấm nghe điện thoại, không được yêu người trong công ty, đi trễ một phút cũng bị phạt, nói chuyện cũng phạt... với giá phạt tùy theo trường hợp.
"Có trường hợp bị phạt đến con số hàng triệu đồng cộng với tiền nợ học phí nên nhiều bạn sinh viên phải nghĩ đến trường hợp mời gọi, kêu gọi lôi kéo bạn bè, người thân vào tham gia hội thảo hoặc khóa học để lấy tiền hoa hồng, lấy tiền phần trăm trả nợ cho công ty. Và cứ thế, người này lôi kéo người khác vào học và phục vụ cho Lê Chí Linh và công ty NTG mà không có một đồng bạc nào ngoài vấn đề "tinh thần ảo" được đẩy lên" - một sinh viên tên P. nói.
"Việc học tập bị bỏ dở, các mối quan hệ bạn bè cũng cách xa, các nhân viên Người Khổng lồ chỉ tập trung làm để mong mình ngày càng hoàn thiện, kĩ năng lôi kéo học viên càng ngày càng tốt để có tiền trả nợ" - G. nói.
G. chia sẻ tiếp: "Sau khi lâm vào bế tắc và nhận thấy việc mình làm vô giá trị, em đã quyết định nghỉ. Em cũng có một người bạn làm nhân viên, cũng sinh viên năm nhất giống em và nợ đến 10 triệu đồng và đã nghỉ học tránh nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều bạn học viên khác đang mang nợ với công ty.
Em thấy anh chị trong NTG đang bị lợi dụng một cách trắng trợn nhưng họ vẫn rất mê muội, họ mê muội bởi họ khao khát thành công, khao khát làm điều lớn lao, khao khát hoàn thiện bản thân".
Nguồn: VTC.vn
No comments:
Post a Comment